CÔNG NGHỆ SƠN TĨNH ĐIỆN LÀ GÌ? ƯU ĐIỂM CỦA SƠN TĨNH ĐIỆN

Ngày nay, sơn tĩnh điện càng ngày trở nên phổ biến trong đời sống thường ngày của chúng ta. Rất dễ dàng bắt gặp trong các vật liệu, đồ dùng và thiết bị sử dụng phổ thông. Sở sĩ loại sơn này được sử dụng rộng rãi vì chúng có rất nhiều ưu điểm cả về chất lượng lẫn kinh tế. Vậy công nghệ sơn tĩnh điện là gì?

Sơn tĩnh điện là một trong những loại công nghệ hiện đại nhất hiện nay, được sử dụng nguyên lý điện tử để tạo sự bám dính cho màng sơn. Chúng hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện – tức là thực hiện tích điện cho bột sơn (mang điện tích dương) và sau đó phun lên bề mặt vật ( đã được tích điện tích âm). Như chúng ta đã biết, điện tích âm và dương khi gặp sẽ hút nhau rất chặt. Dạng liên kết ion này sẽ giúp bột sơn luôn gắn chặt vào bề mặt phun.

Quy trình phun sơn tĩnh điện

Quy trình phun sơn phải được đảm bảo thực hiện tuần tự theo các bước sau. Lưu ý nếu làm sai sẽ khiến mẻ vật liệu này bị loại bỏ bởi lớp sơn này khó để làm cạo đi.

Bước 1: Xử lý bề mặt: Trước khi tiến hành phun sơn, vật sơn cần được làm sạch. Riêng với vật cần mạ là inox, bề mặt chúng trơn do đó cần được xử lý làm nhám để tăng khả năng bám của sơn.

Bước 2: Hấp khô vật cần sơn

Bước 3: Phun sơn tĩnh điện: Trên súng sẽ có bộ điều khiển, có thể điều chỉnh lượng bột phun ra, chế độ phun theo hình dáng, bề mặt vật sơn.

Bước 4: Sấy: Vật đã được phun sơn, cần đưa vào buồng sấy. Nhiệt độ sấy 150 – 200 độ C, thời gian sấy 10 – 15 phút tùy thuộc vào thông số kĩ thuật phù hợp của bột sơn.

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Hầu hết các phụ kiện tủ bếp tại Kit Plus đều được phủ một lớp sơn tĩnh điện.

Giá xoong nồi, bát đĩa đa năng KIT PLUS
Giá xoong nồi, bát đĩa đa năng KIT PLUS

Sơn tĩnh điện cứng, chống xước tốt: Liên kết ion là liên kết bền vững cho độ cứng vượt trội, do vậy mà chúng có khả năng chống mài mòn, trầy xước phai màu…

– Sơn tĩnh điện có tính thẩm mỹ cao: Bất kể loại sơn nào, khi gặp các tác nhân từ môi trường như: mưa, nắng, gió,… đều sẽ bị bào mòn, mất màu sắc ban đầu. Nhưng đối với sơn tĩnh điện, bằng sự kết dính chặt chẽ của các phần tử điện, lớp sơn sẽ khó bay màu cũng như khó bị bào mòn bởi các tác nhân trên nên lớp sơn này luôn giữ được màu sắc tuyệt đẹp theo thời gian.

– Tính thân thiện với môi trường: Đối với các loại sơn khác, họ phải chế và trộn rất nhiều những chất hóa học khác nhau để nên sự kết dính cho sơn. Nhưng sơn tĩnh điện lại hoàn toàn khác, bởi nguyên lý khiến chúng thực hiện tốt vai trò của mình là do nguyên tắc âm dương của điện nên chúng không có dung môi hay hợp chất hữu cơ tạo thành. Vậy nên, chất thải từ sơn tĩnh điện cũng không nguy hại và hoàn toàn có thể xử lý bằng các biện pháp đơn giản.

Nâng cao hiệu suất làm việc cũng như tuổi thọ của sơn: Với những tác dụng của sơn tĩnh điện trên thì những đồ vật sẽ ít hỏng móc, han gỉ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, việc sơn tĩnh điện cũng giúp tiết kiệm thời gian sơn hơn so với các loại sơn thông thường khác.

Nhược điểm của sơn tĩnh điện

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao:  sơn tĩnh điện được áp dụng công nghệ hiện đại nhất nên ban đầu, việc đầu tư chi phí cũng sẽ  đắt hơn rất nhiều so với các loại sơn bình thường. Các loại sơn khác có thể dùng cây lăn những sơn tĩnh điện phải có súng phun và bộ nguồn nén khí.
  • Khó thay đổi màu sắc: bởi sơn tĩnh điện bám rất chắc nên việc thay đổi màu sắc cũng hay pha màu sau khi đã sơn sẽ rất khó lên màu chính xác
  • Không phải ai cũng có thể sơn tĩnh điện: bởi được áp dụng công nghệ cao nên những người thực hiện phương pháp trên đòi hỏi phải có kỹ thuật cũng như được đào tạo bài bản.

Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong đời sống

Sở hữu những ưu điểm nổi trội nên chúng được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt là những sản phẩm mang giá trí cao. Một số ứng dụng cụ thể của sơn tĩnh điện được áp dụng ta có thể kể đến như:

  • Ứng dụng trong các cổng sắt hoặc nhôm: Cửa là một trong những vật dụng phải chịu nhiều tác động của môi trường như mưa, nắng, gió,… nên cũng dễ bị trôi sơn hay han gỉ. Vậy nên công nghệ sơn tĩnh điện cũng được áp dụng nhiều trong việc bảo vệ cổng sắt hoặc nhôm.
  • Ứng dụng trong việc sơn lò nướng, quạt trong các khu công nghiệp
  • Ứng dụng trong công nghệ ô tô, xe máy như: khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc và rất nhiều chi tiết khác
  • Ứng dụng trong việc sơn hoàn thiện bề mặt các sản phẩm inox cao cấp

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại sơn này. Đừng quên truy cập vào trang hỗ trợ thông tin của Kit Plus: https://kitplus.vn/ho-tro-thong-tin-mua-hang-san-pham/ để xem thêm các thông tin bổ ích khác!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay