Bạn đã nghe qua giám sát nội thất là gì chưa? Công việc của người giám sát là gì?
Quy trình giám sát thi công nội thất gồm những công đoạn gì? Chúng ta cùng tìm hiểu tất cả những kiến thức trong bài viết này nhé.
1. Giám sát thi công nội thất là gì?
Người làm giám sát thi công nội thất là người thực hiện công việc giám sát quá trình thi công nội thất. Công việc này đòi hỏi người thực hiện là người có chuyên môn cao, kỹ thuật cao. Họ là những kỹ sư giám sát quá trình thi công này.
Những kỹ sư này là người chịu toàn bộ trách nhiệm theo dõi, giám sát và kiểm tra chất lượng, tiến độ của nội thất, đảm bảo tiêu chuẩn theo đúng bản vẽ. Đồng thời nó còn đảm bảo về an toàn lao động trong thi công nội thất theo quy định.
2. Vì sao quy trình giám sát thi công nội thất lại quan trọng?
Đầu tiên, quy trình giám sát thi công nội thất trở nên quan trọng vì nó quyết định chất lượng sau này của công trình.
Quá trình này không cần phải dầm mưa dãi nắng, lội bùn sinh như việc giám sát công trình lúc đầu. Nhưng nó cũng quyết định được vẻ đẹp thẩm mỹ của các không gian.
Việc giám sát cũng không phải dễ dàng, nó đòi hỏi người giám sát phải thi có kinh nghiệm. Bởi công việc này này cần sự tỉ mỉ, quan sát, kiểm tra từng chi tiết, lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu.
Mục đích giám sát này để đảm bảo rằng công trình được xây dựng đúng thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế đòi hỏi đạt chất lượng để nghiệm thu. Quy trình giám sát thi công nội thất phải đảm bảo sao cho công trình sẽ bám sát vào bản thiết kế ban đầu.
3. Quy trình giám sát thi công nội thất và các bước cụ thể
Bước 1: Đọc hiểu và kiểm tra chính xác hồ sơ thiết kế nội thất.
Đây là kỹ năng quan trọng bắt buộc người giám sát phải có trách nhiệm kiểm tra khảo sát, đánh giá kỹ thuật trước khi gửi đến thi công.
Người giám sát phải tính toán được những thiếu sót, đề ra giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng thi công cũng như chi phí phát sinh theo hồ sơ.
Bước 2: Đánh giá hồ sơ thiết kế và thi công nội thất.
Người giám sát cần phải có kỹ năng kiểm tra, đánh giá và nhận xét hồ sơ thiết kế theo từng hạng mục.
Để có thể thực hiện theo đúng quy trình và tiêu chuẩn xây dựng, nhiều khi kiến trúc sư cần bàn giao hồ sơ thiết kế để không sót chuẩn. Vì nếu kiểm tra không đúng, khi đưa xuống xưởng sẽ gây ra thiệt hại vô cùng lớn.
Bước 3: Giám sát từng hạng mục của nội thất.
Người giám sát phải chịu trách nhiệm bao quát từng đầu hạng mục nội thất, kiểm tra nguyên vật liệu. Đảm bảo sao cho nó phù hợp với hợp đồng cam kết, kích thước và số đo phải chuẩn từng mm.
Trong quy trình giám sát thi công nội thất này, nếu có bất kỳ sai sót nào cũng có thể đưa ra các phương án sửa chữa sao cho hợp lý.
Bước 4: Cần đảm bảo tiến độ thi công lắp đặt nội thất trong hợp đồng đã ký.
Người giám sát là người chịu trách nhiệm đôn đốc thợ thi công nội thất, đảm bảo tiến độ sản xuất và cho ra sản phẩm theo như hợp đồng.
Những người giảm sát này cần đưa ra đề xuất và giải pháp gấp rút thực hiện. Và đảm bảo nó đúng như thời gian đã cam kết và cả chất lượng.
Bước 5: Cân đối và tính toán giá nguyên vật liệu đưa vào sử dụng
Trong quy trình giám sát thi công nội thất này, người giám sát cần am hiểu về các nguyên liệu cũng như giá thành của nó. Từ đó tính toán về giá cả chênh lệch giữa các nguyên liệu khác mà đưa ra phương án thi công hiệu quả nhất.
Bước 6: Làm báo cáo định kỳ
Làm báo cáo theo định kỳ là việc để quản lý công trình có thể nắm bắt được công việc thông qua báo cáo. Nhân viên giám sát nên đưa ra những khuyết điểm tồn tạo sau mỗi lần hoàn thành công trình.
Bước 7: Nghiệm thu hạng mục và lắp đặt hoàn thiện
Bước này diễn ra sau khi công trình đã được hoàn thành. Nhân viên giám sát cần tiến hành đánh giá, nghiệm thu xem quy trình giám sát thi công nội thất có xảy ra vấn đề gì không. Từ đó tiến hành bàn giao đối với khách hàng.
4. Những yêu cầu khi thực hiện quy trình giám sát thi công nội thất
Ngoài chuyên môn về hiểu biết nguyên vật liệu, xây dựng, thi công, tính chất của các đồ nội thất thì người giám sát cần được trang bị nhiều hơn nữa. Yêu cầu cụ thể như:
- Cần có chuyên môn cao và am hiểu kiến thức về nội thất. Họ là người có trình độ chuyên ngành kiến trúc, phải biết đọc bản vẽ và có kinh nghiệm.
- Cần có kỹ năng đềm như giao tiếp, thuyết minh, hòa đồng và khả năng thuyết phục tốt.
- Có khả năng ứng phó, xử lý các tình huống bất ngờ.
- Chịu được áp lực công việc, có bản lĩnh dám đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm trước nó.
- Để thực hiện quy trình giám sát thi công nội thất hiệu quả và xuyên suốt, người giám sát cần hiểu rõ và có thể phối hợp giữa chuyên môn và các bộ phận khác. Là cầu nối quan trọng giữa chủ đầu tư và khách hàng.
Quy trình giám sát thi công nội thất là những trải nghiệm thi công rất thực tế. Nếu giai đoạn đầu cần giám sát khắt khe về kỹ thuật, giai đoạn sau cần linh hoạt về mỹ thuật. Khi công trình được hoàn thành, không thể không kể đến tầm quan trọng của người giám sát. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.