Điểm khác nhau của ray bi giảm chấn và ray âm giảm chấn

Khi đánh giá một mẫu phụ kiện tủ bếp, ngoài những tiêu chí phổ biến như thiết kế đẹp mắt hay tính tiện dụng thì khả năng vận hành hiệu quả bền bỉ cũng là một trong những tiêu chí rất quan trọng. Để phụ kiện hoạt động mượt mà, êm ái thì không thể không kể đến vai trò của các loại ray trượt. Hiện nay có hai loại ray trượt phổ biến: Ray âm giảm chấn và ray bi giảm chấn. Vậy sự khác nhau giữa hai loại ray này là gì? Hãy cùng phụ kiện Kit Plus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của ray bi giảm chấn

Là loại ray trượt được thiết kế nhờ sự cải tiến từ dòng ray trượt bi thông thường. Khác với dòng ray bi thường thì các loại ray trượt giảm chấn sẽ kèm thêm bộ cơ cấu pistong dầu có vai trò giảm tiếng ồn trong quá trình đóng mở. Ray trượt có xu hướng bị kéo về phía trong và dưới lực cản của piston dầu làm cho ngăn kéo đóng từ từ, không gây tiếng ồn khi ngăn kéo được đưa tới vị trí khớp của lò xo rút. Tương tự như dòng ray trượt bi thông thường, ray trượt bi giảm chấn cũng có ưu điểm là lắp đặt dễ dàng, dễ thi công. Tuy nhiên hạn chế của loại sản phẩm này là khi mở tủ, phần kim khí sẽ bị lộ ra, tính thẩm mỹ không được cao. Thêm nữa, ray bi được lắp đặt hai bên hông tủ nên khả năng chịu tải cũng kém.
RAY BI GIẢM CHẤN
Ray bi giảm chấn

Đặc điểm của ray âm giảm chấn

Là loại ray trượt được lắp đặt chìm dưới đáy ngăn kéo không bị lộ kim khí. Cũng tương tự như ray bi giảm chấn, chúng cũng được sử dụng kết hợp với bộ giảm chấn giúp giảm tiếng ồn. Ray âm giảm chấn về cơ bản gồm 2 loại chính: + Ray trượt âm giảm chấn 3 tầng full extension hay còn gọi là ray trượt âm giảm chấn mở toàn phần: giúp cho ngăn kéo mở hoàn toàn. + Ray trượt âm giảm chấn 2 tầng: Với loại ray này, ngăn kéo chỉ mở được 3/4 . Hai loại ray trên có công năng sử dụng hoàn toàn tương tự nhau, sự khác biệt duy nhất chỉ là khả năng mở rộng tối đa của ngăn kéo. Ưu điểm của ray trượt âm giảm chấn  không bị lộ kim khuyết điểm kim khí. Do đó chúng được đánh giá là loại ray có tính thẩm mỹ cao hơn nhiều so với ray trượt bi. Không chỉ có vậy, sản phẩm này luôn được lắp đặt vị trí đáy ngăn kéo nên khả năng chịu tải, chống xê dịch cao. Hạn chế: Tuy nhiên sản phẩm nào cũng không tránh được có ưu điểm và cũng sẽ có hạn chế. Hạn chế của ray âm giảm chấn là yêu cầu lắp đặt yêu cầu độ chính xác cao, tính toán kĩ lưỡng chính xác kích thước. Quy trình thi công cũng phải cẩn thận và kĩ càng hơn.
Ray âm giảm chấn
Ray âm giảm chấn

Bảng so sánh sự khác nhau giữa 2 loại ray trượt

 
Ray trượt âm giảm chấn Ray trượt bi giảm chấn
Tính thẩm mỹ Không lộ kim khí nên tính thẩm mỹ cao Bị lộ phần kim khí nên tính thẩm mỹ không cao
Khả năng chịu tải Chịu tải tốt trong khỏang 35-40 kg Chịu tải kém hơn chỉ từ 25-30 kg
Quy trình lắp đặt Yêu cầu độ chính xác cao Đơn giản
Vị trí lắp đặt Lắp đặt vị trí đáy ngăn kéo Lắp đặt hai bên hông tủ
Giá thành Cao hơn Thấp hơn ray trượt âm
  Nhìn chung, qua phân tích ta có thể nhận thấy cả 2 loại ray trượt đều có những ưu và nhược điểm riêng. Chúng đều cho có công năng sử dụng là trượt kéo phụ kiện, có chức năng giảm chấn giảm tiếng ồn. Dựa vào các đặc tính của các loại ray trượt và mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn loại ray trượt phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat hỗ trợ
Chat ngay