Một bức tranh đẹp không thể thiếu yếu tố về màu sắc. Màu sắc mang lại nhiều cung bậc cảm xúc. Cũng là thể hiện phong cách, cá tính của gia chủ. Tuy nhiên để phối màu một cách hài hòa, cân bằng là một việc không hề đơn giản. Trong bài viết dưới đây,
Kit Plus sẽ chia sẻ với bạn cách phối màu cho phòng bếp thường được các chuyên gia nội thất áp dụng.
Ý nghĩa một số màu sắc thường sử dụng trong phòng bếp
Xét về tổng thể, màu sắc có thể chia ra thành các gam màu sau:
- Gam màu ấm: Tiếp thêm sinh lực, mang cảm giác ấm cúng, dễ làm con người phấn chấn, hoạt bát, năng nổ
- Gam màu lạnh: Mang đến cảm giác hòa hợp thoải mái, giúp người ta bình tĩnh, hiền hoà, lắng dịu.
- Gam màu trắng tạo sự sạch sẽ, thoáng rộng hơn với thực tế.
- Gam màu trung tính là gam màu sự yên bình, ổn định
- Trong khi đó gam màu mạnh lại khơi gợi sự mới lạ, thu hút hơn.
= > Xem thêm các
phụ kiện tủ bếp giúp tối ưu diện tích sử dụng và giúp căn bếp trở nên gọn gàng sạch sẽ hơn
Áp dụng nguyên tắc phối màu 60-30-10
Không có một quy luật chính xác nào về màu sắc sử dụng trong không gian bếp nói riêng cũng như nội thất nhà nói chung. Tuy nhiên có một nguyên tắc cơ bản mà bạn có thể áp dụng dễ dàng và an toàn, đó là
nguyên tắc phối màu 60 – 30 – 10.
Trang trí một đối tượng với ba màu sắc khác nhau thường tạo ra những ấn tượng tốt về thị giác.
Đây là màu sắc chính chiếm 60% tổng thể bố cục. Thực tế trong thiết kế màu phòng bếp màu chủ đạo thường được sử dụng làm mảng tường lớn, trần, vách, tủ bếp,..Thông thường, đây sẽ là màu trung tính hoặc một số màu sắc có tông nhạt để không làm áp đảo, lu mờ nội thất bếp.
Thường đậm hơn một chút và chiếm khoảng 30% bố cục. Là tiêu điểm để hút ánh nhìn của mọi người khi nhìn vào bếp. Phối kết hợp màu chính và màu nhấn thường theo 2 cách cơ bản sau:
️
Một là hiệu ứng tương phản, đối nghịch với màu chính. Khi đứng cạnh nhau sẽ cùng làm nổi bật nhau.
Hai là tạo hiệu ứng hài hòa, gam màu tương ứng có độ đậm nhạt, bổ sung cho nhau tạo nên những lớp màu dịu dàng, hài hòa, thanh nhã
Thường sử dụng những màu nóng, màu nổi để tạo cảm giác sống động và nổi bật.
Lấy ví dụ là hình ảnh dưới đây. Trong trường hợp này, màu trắng là màu chủ đạo. Bạn có thể nhìn thấy màu sắc này trên trần, 2/3 tủ bếp. Sau đó, màu gỗ là màu nhấn. Màu gỗ được sử dụng đối với phần tường tủ bếp. Cuối cùng, màu đen là màu điểm xuyết. Màu sắc nổi bật này có thể được nhìn thấy trong thiết bị lò vi sóng và màn hình ti vi bếp,
Phối màu bếp: Trắng, gỗ và đen. Căn bếp này mang lại cảm giác rất rộng rãi nhưng vẫn vô cùng ấm cúng.
Gợi ý chọn màu cụ thể cho không gian bếp
Nhiều người Á Đông, trong đó có Việt Nam, quan niệm rằng lựa chọn màu sắc tương sinh với mệnh hoặc màu bản mệnh sẽ giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi hơn.
Chẳng hạn, Màu bản mệnh của Kim là Trắng – Vàng – Các sắc ánh kim. Mà tương sinh với bản mệnh này là màu của Thổ – gồm các màu Nâu, Vàng đất, Cam đất. Do vậy mà gia chủ mang mệnh Kim có thể lựa chọn các màu tương ứng như Trắng, Vàng, Các màu sắc ánh kim, Vàng đất, Cam đất.
Đối với những căn bếp có diện tích bị hạn chế, bạn nên sử dụng các gam màu lạnh, màu sáng, nhẹ nhàng, trang nhã nhằm đánh lừa cảm giác, tạo nên không gian rộng lớn hơn. Ngược lại, với một căn phòng rộng, bạn có thể thỏa sức dùng gam màu mình thích.
- Mẹo chọn màu phối đơn giản: Hiện nay, các mẫu bếp đẹp đa dạng về màu sắc được cập nhật rất nhiều trên mạng. Do vậy, trước khi chọn màu, hãy tham khảo để chọn ra bộ màu phù hợp với nhất. Nếu không phải là những thiết kế chuyên nghiệp, không nên tự phối theo bảng màu và sở thích của mình. Test 3 màu chủ đạo ổn nhất phù hợp nhất. Sau đó áp dụng phối màu sắc bếp theo nguyên tắc 60-30-10 hoặc sử dụng linh hoạt 70 – 20 – 10 hoặc 60-20-10-10 miễn sao chúng đảm bảo tính hài hòa cân bằng, không cần áp đặt quá cứng nhắc.
Trên đây là gợi ý về cách phối màu cho phòng bếp hay cực đơn giản mà Kit Plus đã chia sẻ cho bạn đọc. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích! Đừng quên truy cập vào
https://kitplus.vn/ho-tro-thong-tin-mua-hang-san-pham/ để xem thêm những bài viết hay hơn về thiết kế bếp tối ưu nhất.